Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các bậc làm cha mẹ có nhiều mối quan tâm, trong đó có việc sử dụng các thiết bị thông minh, điện thoại, Ipad mà đã quên đi trách nhiệm, sự quan tâm, yêu thương với con cái. Nạn bạo hành gia đình ngày càng gia tăng; trẻ em không được bảo vệ, bị chà đạp ngày càng nhiều. Trước tình trạng đó, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố đã phối hợp với Cục trẻ em- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo thành phố tổ chức Hội thảo Chia sẻ kết quả báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam với sự góp mặt của hơn 100 thiếu nhi tiêu biểu đại diện 14/14 quận, huyện trên địa bàn thành phố

Hội nghị bàn thông điệp gửi các nhà quản lý, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh làm thế nào tôn trọng lắng nghe các em, giúp đỡ các em. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, hội thảo, tổng kết mà sẽ biến thành hành động của các tổ chức xã hội đến các gia đình.

Ông Đặng Hoa Nam- Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ: Sự tham gia của trẻ em luôn là nội dung ưu tiên trong các kế hoạch hoạt động của Cục Trẻ em. Kết quả báo cáo “Tiếng nói trẻ em Việt Nam” đã cung cấp, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình hành động vì trẻ em. Thông qua khảo sát “Tiếng nói trẻ em Việt Nam” do Viện MSD thực hiện, nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ, khó khăn của các em về cuộc sống, gia đình, học tập, phát triển… đã được bày tỏ. Những suy nghĩ, phát biểu của các em sẽ là cơ sở để ngày càng nhiều người hiểu các em hơn, từ đó góp phần tích cực thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hoạt động, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em trên toàn xã hội.
"Làm thế nào để người lớn mang lại hạnh phúc cho các em, là câu hỏi mà nhiều học sinh đã gửi tới tôi, tôi muốn đưa cho các em bí quyết là hãy nói với người lớn những mong muốn của mình  khi đó những người xung quanh sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta", ông Nam chia sẻ.
Học sinh Trường THCS Trương Công Định, quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Trong 2 năm (2019 - 2020), Tổ chức Cứu trợ Trẻ em phối với Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển Bền vững (MSD) đã triển khai khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam" với sự tham gia của 1.692 trẻ em từ 11 tuổi đến 16 tuổi ở 7 tỉnh, thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Huế, Đăk Lăk, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang). Mục tiêu của khảo sát nhằm thu thập ý kiến của trẻ em nhằm đảm bảo tiếng nói của trẻ em được lắng nghe; tạo điều kiện để trẻ em bày tỏ ý kiến của mình.
Đại diện các nhà trường, cha mẹ học sinh tham dự chương trình

Hội thảo đã giới thiệu 15 phát hiện nổi bật của khảo sát “Tiếng nói trẻ em Việt Nam” và chia sẻ quá trình báo cáo đã được sử dụng để tham vấn và xây dựng các chương trình, chính sách quốc gia vì trẻ em, với sự tham gia tích cực của trẻ em.

Học sinh Trường THCS Vạn Hương tham dự Hội thảoTại phần đối thoại, Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến, câu hỏi, vấn đề được đặt ra bởi chính các em học sinh. Các ý kiến của trẻ em sẽ được thu thập, ghi nhận và đệ trình nhằm xây dựng các chương trình đảm bảo thúc đẩy sự tham gia và tiếng nói trẻ em trong các vấn đề của chính các em.