BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

***

Số: 87 - KH/TWĐTN-CTTN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 21 tháng 8năm 2018

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Luật trẻ em năm2016

-------

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022; căn cứ Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủquy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em,Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng Kế hoạch triển khai Luật trẻ em, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Quán triệt, tuyên truyềnvà triển khai sâu rộng nội dung cơ bản của Luật trẻ em năm 2016gắn với xây dựng kế hoạch thực hiện Luật nhằm nâng cao nhận thức và hoạt động cụ thể của các cấp bộ Đoàn, Hội,Đội, đoàn viên, thanh thiếu nhi về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2.Xác định cụ thể các giải pháp của Đoàn, Hội, Đội các cấp thực hiện Luật trẻ em và của Trung ương Đoàn để thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng trẻ em, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em. Thông qua quá trình triển khai thực hiện Luật phát hiện, đề xuất các cơ quan chức năng bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp luật phù hợp với tình hình mới, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

3.Việc triển khai thực hiện cần đảm bảo khả thi, hiệu quả, nghiêm túc, thống nhất, đồng bộ, thu hút sự tham gia của đông đảo của đoàn viên, thanh niên, cộng đồng xã hội,phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đếntrẻ em.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biếnLuật trẻ em năm 2016

1.1. Cấp Trung ương

- Định kỳ hằng năm tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, cập nhật thông tin về kết quả thực hiện Luật Trẻ em, cập nhật các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật trẻ em trong cán bộ đoàn, cán bộ phụ trách thiếu nhi, đoàn viên, thanh thiếu nhi trong năm 2019, Liên hoan các đội tuyên truyền măng non trong thiếu nhi năm 2020, 2022.

- Thiết kế các ấn phẩm truyền thông về Luật; xây dựng chuyên mục tuyên truyền về Luật trẻ em trên website của Đoàn, Đội, trên các trang mạng xã hội do Trung ương Đoàn quản lý.Kết nối với fanpage của những người nổi tiếng, các chuyên gia để tuyên truyền nội dung của Luật đến cộng đồng.

-Mỗi đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến thiếu nhi định kỳ hằng năm có ít nhất 01 hoạt động tuyên truyền, tập huấn để nâng cao năng lực của cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp trong thực hiện Luật trẻ em, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.Các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch tuyên truyền và thiết lập các chuyên trang, chuyên mục, triển khai các tuyến bài viết phản ánh về Luật trẻ em, kết quả thực hiện Luật và các mô hình hay, cách làm hiệu quả của các cấp bộ đoàn trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, phát huy quyền tham gia của trẻ em.Các cơ quan xuất bản biên tập, xuất bản, tái bản các đầu sách tuyên truyền về Luật Trẻ em, các văn bản pháp quy về trẻ em, quyền và bổn phận của trẻ em. Nhà Xuất bản Kim Đồng biên tập, phát hành ấn phẩm hỏi đáp về Luật trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

1.2. Cấp tỉnh và cơ sở

- Tuyên truyềntại các địa phương, đơn vị thông qua các công cụ trực quan, các thông điệp truyền thông, các chương trình truyền hình, các trò chơi trực tuyến.

- Tổ chức tuyên truyền Luật trong các hoạt động, sinh hoạt của chi đoàn, chi đội, liên đội; trong các hội nghị, diễn đàn, các hội thảo; thi tìm hiểu về Luật Trẻ em cho đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ phụ trách thiếu nhi, chỉ huy Đội.Tổ chức tập huấn và cập nhật thông tin cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn, cán bộ phụ trách thiếu nhi, giáo viên làm tổng phụ trách Đội về nội dung của Luật và những kỹ năng cần thiết trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuyên truyền cho trẻ em về các nội dung cơ bản của Luật, đặc biệt là quyền và bổn phận của trẻ em.

2. Thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng trẻ em;thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em

2.1. Cấp Trung ương

- Trong năm 2018 hoàn thành việc xây dựng Đề án thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; thành lập bộ phận tiếp nhận thông tin về trẻ em, nguyện vọng của trẻ em.

- Sơ kết hoạt động của mô hình “Hội đồng trẻ em” tại 05 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ; đánh giá hiệu quả và nghiên cứu nhân rộng mô hình. Tổ chức để đại diện thiếu nhi gặp mặt, bày tỏ ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, góp ý vào các vấn đề liên quan đến trẻ em với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương mỗi năm ít nhất01 lần.

- Tổ chức lấy ý kiến tham gia của trẻ em đối với cácvăn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trẻ em, một số chủ trương công tác của Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương.

- Tập huấn cho cán bộ chỉ huy Đội, nhóm thiếu nhi nòng cốt về những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong năm 2019, 2020.

- Tổng hợp tình hình trẻ em, lồng ghép trong báo cáo đánh giá tình hình thanh thiếu nhi hằng tháng, tình hình dư luận xã hội hằng quý. Định kỳ trước kỳ họp Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và thông tin cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

- Hằng năm tổ chức các hoạt động giám sát về việc thực hiện quyền trẻ em, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về trẻ em trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế có liên quan.

2.2. Cấp tỉnh và cơ sở

- Phân công cán bộ hoặc thành lập các tổ, đội, nhóm nắm bắt tình hình trẻ em. Định kỳ hằng quý báo cáo tình hình trẻ em, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, báo cáo kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em với Đoàn cấp trên; báo cáo đột xuất khi có vấn đề phát sinh trên địa bàn.

- Tổ chức lấy ý kiến tham gia của trẻ em đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, địa phương, đơn vị; các chương trình, kế hoạch công tác lớn của Đoàn, Đội các cấp có liên quan đến các emthông qua một trong số các hình thức: tổ chức Hội nghị xin ý kiến trẻ em; sinh hoạt Đội;gặp gỡ, đối thoại với trẻ em; phát phiếu khảo sát ý kiến trẻ em; lấy ý kiến qua mạng internet, mạng xã hội. Chuyển ý kiến của trẻ em tới các cơ quan có liên quan và theo dõi việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của trẻ em.

- Xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm sinh hoạt của trẻ em trong nhà trường để phát huy quyền tham gia của các em. Cán bộ phụ trách thiếu nhi hướng dẫn để các em thể hiện tiếng nói của mình.Tổ chức kết nạp và tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội trong nhà trường.

- Tham mưu để lãnh đạo địa phương gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến của đại diện trẻ em mỗi năm ít nhất 01 lần.

- Đưa các phản ánh, kiến nghị của trẻ em; việc thực hiện quyền trẻ em; đánh giá kết quả thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về “Nâng cao vai trò của Đoàn trong bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2018 - 2022” vào nội dung làm việc định kỳ của Hội đồng Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Đoàn các cấp; trong quá trình đi thực tế, kiểm tra, giám sát công tác Đoàn và phong trào thanh niên, công tác Đội và phong trào thiếu nhi hằng năm tại các địa phương, đơn vị.

3. Các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

3.1. Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em

3.1.1. Cấp Trung ương

- Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) và Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thiếu niên, nhi đồng với các nội dung trọng tâm là đẩy mạnh giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống lịch sử, lònghiếu thảo, tinh thần tương thân tương ái, ý thức tuân thủ pháp luật, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Giáo dục cho trẻ em về bổn phận của mình đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng, quê hương, đất nước và với bản thân.

- Phối hợp với các cơ quancó liên quan xây dựng, triển khai các chương trình giáo dục, huấn luyện kỹ năng cho thiếu nhi; xây dựng bộ sản phẩm truyền thông (truyện tranh, phim ngắn) giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi. Hệ thống các nhà xuất bản của Đoàn tăng cường tái bản, xuất bản các ấn phẩm mang tính giáo dục dành cho trẻ em.

- Triển khai chương trình “Rèn luyện đội viên” giai đoạn 2018 - 2022 phù hợp với độ tuổi, năng lực, nhận thức của thiếu nhi và điều kiện thực tế của các liên đội, tạo môi trường để thiếu nhi chủ động tự học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.

- Triển khai Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”; quyết liệt thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc triển khai chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI về “Hỗ trợ, giúp đỡ 1,5 triệu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn”“Xây dựng mới tại mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất 01 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi”.

- Định hướng hoạt động và phát huy các thiết chế của Đoàn trong chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là hệ thống Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm Thanh thiếu nhi toàn quốc.

- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo tổ chức các hoạt động, các mô hình chăm sóc, giáo dục thiếu nhi; các hoạt động hỗ trợ, tạo môi trường để thiếu nhi học tập và rèn luyện, phát triển văn hóa đọc, nâng cao kỹ năng thực hành xã hội.

3.1.2. Cấp tỉnh và cơ sở

- Phát triển, nhân rộng các mô hình câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ sở thích, sân chơi cuối tuần trong nhà trường, Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi và trên địa bàn dân cư, tạo môi trường để mỗi thiếu nhi đều biết và có điều kiện chơi ít nhất 01 môn thể thao hoặc thường xuyên tham gia 01 câu lạc bộ sở thích, năng khiếu.

- Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu nhi nhất là vào các dịp cao điểm như kỷ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Ngày Quốc tế thiếu nhi, Hè, Tháng Hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán… Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc trẻ em, hỗ trợ thực hiện các quyền của trẻ em trong triển khai phong trào “Thanh niên tình nguyện”, trọng tâm là các hoạt động hỗ trợ làm giấy khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và hỗ trợ trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo; tiếp sức đến trường, giúp đỡ thiếu nhi bỏ học và có nguy cơ bỏ học quay lại trường; ôn luyện văn hóa, ngoại ngữ cho thiếu nhi; tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và trang bị các kỹ năng tự lập và tự bảo vệ cho thiếu nhi.

- Tổ chức các hoạt động định hướng cho thiếu nhi thực hiện nghiêm túc nề nếp học đường. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ học tập, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, định hướng nghề nghiệp; xây dựng thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong thiếu nhi. Phối hợp với các ngành giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa thiếu niên chậm tiến.

3.2. Các hoạt động bảo vệ trẻ em

3.2.1. Cấp Trung ương

- Triển khai thực hiện Đề án“Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng chống đuối nước, tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2018 - 2022.Phối hợp với ngành Tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội, báo cáo viên của Đoàn về kỹ năng giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền pháp luật, tham gia tố tụng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; chăm lo, bảo vệ, tư vấn và trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại.

- Kịp thời nắm bắt thông tin, chỉ đạo các cấp bộ đoàn có giải pháp phối hợp với các ngành tham gia phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp và kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em khi xảy ra sự việc xâm hại quyền trẻ em trên địa bàn. Kiến nghị các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những hành vi xâm hại trẻ em.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai công tác tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh từ tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (111).

3.2.2. Cấp tỉnh và cơ sở

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng của phụ huynh và trẻ em về bảo vệ, phòng, chống tai nạn, thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em.

- Phân công cán bộ phụ trách thiếu nhi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em bịxâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (trong nhà trường là giáo viên làm tổng phụ trách Đội; ngoài nhà trường là Bí thư, Phó Bí Đoàn cấp cơ sở); chủ động phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (111).Tham mưu, phối hợp với chính quyền, các cơ quan có liên quan của địa phương và nhà trườngtổ chức tốt hoạt động bàn giao, quản lý, tổ chức hoạt động cho thiếu nhi trong dịp hè.

- Các cấp bộ đoàn chủ động, kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em trước các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xâm hại trẻ em; tổ chức các hoạt động chăm lo, tư vấn, hỗ trợ trẻ em, gia đình trẻ em bị xâm hại; báo cáo kịp thời với Đoàn cấp trên khi có sự việc liên quan đến trẻ em tại địa phương, đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp Trung ương

- Giao Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn - Thường trực Hội đồng Đội Trung ương là cơ quan thường trực,tham mưu hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng kết việctriển khai thực hiện Luật trẻ em. Định kỳ hằng tháng, hằng quý tổng hợp tình hình trẻ em báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Tham mưu cho Ban Bí thư Trung Đoàn báo cáo tổng hợp tình hình trẻ em, ý kiến, nguyện vọng của trẻ em gửi Quốc hội và các ban, bộ, ngành, đoàn thể liên quan.

- Các ban, đơn vị khối phong trào thường trực cụm, phụ trách các lĩnh vực, khối đối tượng; các cơ quan báo chí, xuất bản, các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Đoànphối hợp cụ thể hóa các nội dung trong Kế hoạch; đôn đốc các địa phương trong cụm được phân công thường trực triển khai Kế hoạch.

- Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt chính trị căn cứ điều kiện tham gia thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả triển khai kế hoạch này vào năm 2020.

2. Cấp tỉnh

- Xây dựng Kế hoạch triển khaiLuật trẻ emnăm 2016 theo định hướng của Trung ương và tình hình thực tế địa phương.

- Định kỳ kiểm tra, sơ kết và đánh giá công tác tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan trong triển khai Luật trẻ em.

- Hằng tháng tổng hợp tình hình trẻ em lồng ghép trong báo cáo tình hình thanh thiếu nhi. Hằng quý báo cáo chuyên đề tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, những vấn đề về trẻ em trên địa bàn và kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Báo cáo nhanh những vấn đề xâm hại, tai nạn, thương tích và những vấn đề phát sinh liên quan đến trẻ em về Trung ương Đoàn khi có sự việc xảy ra. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Luật trẻ em bằng văn bản về Trung ương Đoàn qua Ban Công tác thiếu nhi trước ngày 15/11 hằng năm.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đề nghị Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc, các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

- Đ/c Trần Quốc Vượng, UV BCT,
 
 TT Ban Bí thư TW Đảng;
 
- Đ/c Trương Thị Mai, UV BCT,
 
  BT TW Đảng, TB Dân vận TW;
 
- Đ/c Võ Văn Thưởng, UV BCT,
  BT TW Đảng, TB Tuyên giáo TW;
 
- Ban TG, Ban DV, VP TW Đảng;
 
- Ủy ban VH,GD,TTN của QH;
 
- Đ/c Phan Thanh Bình, UV TW Đảng,
 
  CN UB VH, GD, TTN của QH;
 
- Đ/c Vũ Đức Đam, UV TW Đảng,
 
  Phó TTg CP, CT UBQG về TE;
 
- VP CP;Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT,
 
Bộ TT&TT, Bộ VH,TT&DL, Bộ Y tế;
 
- Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH;
 
- Vụ CT HSSV, Vụ GDTC, Bộ GD&ĐT;
 
- Các đồng chí UV BCH TW Đoàn;
 
- Các ban, đơn vị thuộc TW Đoàn;
 
- TW Hội LHTN VN, TW Hội SVVN;
 
- Các tỉnh, thành đoàn, HĐĐ các tỉnh, TP;
 
- Lưu VP.

TM. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN

BÍ THƯ THỨ NHẤT

 

 

(Đã ký)

 

 

Lê Quốc Phong